Mức độ nguy hiểm do điện giật còn tùy thuộc vào loại dòng điện (một chiều hay xoay chiều), cường độ điện thế, vị trí dòng điện đi vào và ra khỏi cơ thể, tình trạng sức khỏe của nạn nhân và thời gian được cấp cứu sớm hay muộn.
Hãy gọi 115 hoặc số cấp cứu tại địa phương của bạn ngay lập tức nếu:
– Tim ngừng đập
– Rối loạn nhịp tim
– Ngưng thở
– Đau và co rút cơ
– Bỏng
– Co giật
– Li bì hoặc kích thích
– Bất tỉnh
Trong lúc sơ cứu người bị điện giật và chờ đội cấp cứu đến, hãy tuân thủ các bước sau:
– Hãy quan sát trước, không được chạm vào người nạn nhân. Lúc này người bị điện giật có thể đang tiếp xúc với nguồn điện. Vì thế khi bạn chạm vào nạn nhân, điện có thể truyền qua bạn ngay lập tức.
– Hãy tắt nguồn điện nếu có thể. Nếu không, bạn hãy dùng một vật khô không dẫn điện làm từ bìa cứng, nhựa hay gỗ để tách người bị điện giật ra khỏi dòng điện.
– Kiểm tra các dấu hiệu tuần hoàn (nhịp tim, nhịp thở, ho hay cử động). Nếu không thấy những dấu hiệu trên, hãy tiến hành hồi sức tim phổi (CPR) ngay lập tức.
– Phòng ngừa sốc. Nếu có thể, hãy đặt nạn nhân nằm xuống, đầu thấp hơn thân và nâng cao chân.
Nạn nhân cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra các tổn thương bên trong ngay cả khi không có triệu chứng rõ rệt.
Chú ý:
– Không được dùng tay để tiếp xúc với người bị điện giật, nếu người bị điện giật đang tiếp xúc với dòng điện.
– Không được đến gần dây điện cao áp cho đến khi dòng điện được ngắt. Tránh xa ít nhất 6m nếu dây điện đang phát lửa.
– Không được di chuyển người bị thương do điện giật, trừ khi người ấy đang trong tình trạng nguy hiểm.
( Nguồn sưu tầm)