Cấu tạo máy bộ đàm
Máy bộ đàm gồm có 4 phần: máy phát, máy thu, chuyển đổi tín hiệu và nguồn điện
– Máy phát: là bộ phận khuếch đại tín hiệu MIC và tạo tần số dao động sóng. Bộ phận này giúp lọc tín hiệu nhiễu khi thu, mã hóa tín hiệu và truyền tín hiệu đi rõ ràng hơn.
– Máy thu: là bộ phận thu sóng của các bộ đàm khác trong cùng kênh tín hiệu, và giải mã tín hiệu
– Chuyển đổi tín hiệu: là bộ phận nhận tín hiệu từ bộ phận thu và chuyển đổi thành âm thanh phát ra loa. Đây là bộ phận chuyển tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện truyền đi trong kênh đàm thoại.
– Nguồn điện: là bộ phận cung cấp năng lượng cho máy hoạt động ổn định trong quá trình đàm thoại giữa các máy với nhau
– Ngoài ra bộ đàm có nhiều chi tiết nhỏ bên trong như các chip, loa, anten, đầu thu giọng nói,…
Một số thao tác cơ bản, đúng kỹ thuật:
Tắt và mở máy
Để sử dụng máy bộ đàm trước tiên ta phải mở nguồn máy. Nút tắt mở nguồn thường là nút vặn (xoay) nằm trên đầu máy, đây cũng chính là nút tùy chỉnh Volume (âm thanh) lớn nhỏ của máy bộ đàm cầm tay
Đối với một số loại máy bộ đàm cầm tay có bàn phím ở phía trước máy, nút tắt mở nguồn có thể được tích hợp bằng một nút bấm ở trên bàn phím của máy
Các chú ý khi tắt mở nguồn máy
– Pin phải được lắp và máy và đã lắp đúng quy định
– Pin đã được nạp điện đầy theo yêu cầu sử dụng
Tùy chọn kênh liên lạc
Để liên lạc được với nhau thì các máy phải để ở cùng 1 kênh liên lạc, thao tác tùy chọn kênh liên lạc được thực hiện bằng cách xoay nút (vặn) chuyển kênh nằm trên đầu máy, kế bên nút nguồn + Volume.
Đối với một số loại máy bộ đàm cầm tay có bàn phím ở phía trước máy, thao tác tùy chọn kênh liên lạc được thực hiện bằng 2 nút bấm (˄ ˅ hoặc ↑ ↓) nằm ở phía trước máy.
Các chú ý khi tùy chọn kênh liên lạc
Máy bộ đàm đã được cài đặt tần số sử dụng phù hợp (các kênh đã được cài tần số).
Tùy chọn đúng kênh liên lạc theo nhóm đã quy định.
Thao tác liên lạc qua máy bộ đàm
Tất cả các máy bộ đàm cầm tay đều có nút PTT (Push to talk), đó là 1 nút lớn nằm phía bên trái của máy (Vị trí 1 – Trên hình vẽ). Khi muốn nói chuyện với các máy bộ đàm khác, người sử dụng cần phải bóp giữ nút PTT này trước và trong suốt quá trình thực hiện cuộc gọi, sau khi nói xong hãy thả nút này ra để nghe những thông tin phản hồi từ những máy khác.
Khi liên lạc qua máy bộ đàm cần lưu ý một số yếu tố có thể dẫn đên tình trạng hỏng máy hoặc giảm chất lượng sử dụng máy
– Không được liên lạc khi máy không có anten
– Khi máy đang sạc pin hoặc pin yếu, nên hạn chế sử dụng/ liên lạc
Sạc pin máy bộ đàm
– Khi cắm sạc pin, cần phải sạc thật đầy pin đối với máy bộ đàm mới hoặc có pin mới
– Chỉ bắt đầu sạc lại khi pin đã hết
– Trong quá trình sạc pin, nên tắt máy hoặc tháo rời pin ra khỏi máy để sạc
Các loại pin máy bộ đàm
Ngày nay, pin sạc dùng cho các thiết bị điện tử viễn thông nói chung và máy bộ đàm nói riêng thường chủ yếu bao gồm các loại Nikel Cadmium (Ni-Cd), Nikel Metal Hyderide (Ni-MH) và Lithium Ion (Li-Ion). Trong đó:
Pin Ni-Cd (Nikel Cadmium) là loại pin có dung lượng trung bình, được sản xuất từ hỗn hợp Niken và Cadmium, trong đó Cadmium là một chất độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sau khi ngưng sử dụng.
Pin Ni-MH (Nikel Metal Hydride) là một kiểu pin sạc tương tự như pin Ni-Cd nhưng sử dụng hỗn hợp hấp thu Hiđrua thay cho Cadmium. Pin Ni-MH thường có dung lượng điện lớn gấp 2 – 3 lần so với pin NiCd cùng kích thước.
Pin Li-Ion (Lithium Ion) là loại pin dung lượng cao, cho phép sạc nhồi khi đang sử dụng. Loại pin này hiện tại đang được ưa chuộng sử dụng bởi các tính năng vượt trội của nó như: trọng lượng pin nhẹ, dung lượng lưu trữ cao, không có hiệu ứng nhớ, mức tự xả thấp, có thể sạc nhồi khi đang sử dụng.
Bảng so sánh các loại pin máy bộ đàm
Độ bền và tuổi thọ của pin không chỉ phụ thuộc chủ yếu vào loại chất liệu sản xuất pin mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác trong quá trình sử dụng như: sạc pin, sử dụng pin, xả pin và bảo quản cất giữ pin sạc.
Để đảm bảo sử dụng pin sạc hiệu quả, người sử dụng cần phải nắm rõ các yêu cầu kỹ thuật về quy trình sạc pin, sử dụng pin, xả pin và bảo quản cất giữ pin sạc.
Cách sạc pin máy bộ đàm
Để sạc pin máy bộ đàm, chúng ta thường sử dụng bộ sạc đi kèm theo pin của nhà sản xuất. Có 2 loại sạc: bộ sạc nhanh và bộ sạc tiêu chuẩn
Bộ sạc nhanh
Là bộ sạc pin với dòng sạc (Ampe) cao, thời gian sạc pin ngắn từ 2 – 4 giờ. Các bộ sạc nhanh thường được thiết kế với bo mạch điều khiển sạc (sạc thông minh) nhằm để tránh trường hợp sạc quá mức, có thể gây hư hỏng pin hoặc gây ra những yếu tố không an toàn, nguy hiểm.
Khi sạc pin với bộ sạc nhanh ta cần phải chú ý đến tình trạng pin khi sạc, nếu pin nóng quá mức thì nên lấy pin ra và ngưng sạc đợi đến khi pin nguội bình thường rồi tiến hành sạc lại cho đến khi pin thực sự đầy. Đối với pin mới (mới mua hoặc để lâu giờ mới sử dụng lại) ta nên sạc 2 lần cho thật đầy rồi mới sử dụng.
Bộ sạc tiêu chuẩn
Là bộ sạc thường, thời gian sạc dài từ 8 – 16 giờ (hoặc hơn) tùy theo từng loại pin và loại sạc.
Khi sạc pin với bộ sạc tiêu chuẩn nếu là pin mới mua hoặc pin để lâu giờ mới đem ra sử dụng ta hãy sạc từ 12 – 16 giờ trước khi sử dụng, những lần sau đó ta chỉ nên sạc trung bình 8 – 10 giờ.
Những lưu ý khi sạc pin
Khi sạc pin bằng bộ sạc rời (tức là không phải cắm sạc qua máy như laptop) ta nên tháo pin ra khỏi máy để sạc hoặc là tắt máy đi nếu như sạc pin kèm với máy. Điều này không những giúp nâng cao hiệu suất sạc pin mà còn tránh được trường hợp pin bị “chai kỹ thuật” hoặc những tác động không mong muốn đến máy.
Nên sạc pin khi pin đã được sử dụng hết (không thể vận hành thiết bị – mở máy) nên để pin nguội trước khi sạc, sau khi sạc nên để pin thật nguội trước khi lắp vào thiết bị sử dụng. Điều này rất quan trọng đối với pin Ni-Cd vì nhiệt độ càng cao thì khả năng lưu trữ và bảo quan pin càng thấp.
Cách xả pin máy bộ đàm
Xả pin là một quy trình cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng pin sạc. Có rất nhiều cách xả pin như: xả pin kỹ thuật, xả pin bằng bộ sạc xả chuyên dùng, xả pin bằng thiết bị sử dụng…
Đối với máy bộ đàm thường thì người ta dùng máy để xả pin nếu như chưa trang bị bộ sạc xả chuyên dụng.
Pin máy bộ đàm được làm từ nhiều viên pin nối kết với nhau vì vậy khi xả pin cần phải chú ý để tránh trường hợp “đảo cực”. Các viên pin không bao giờ hoàn toàn giống nhau, vì thế không tránh được tình trạng một viên sẽ bị xả hết hoàn toàn trước những viên khác. Khi điều này xảy ra, viên pin “tốt” sẽ bắt đầu “biến” viên đã xả hết đảo chiều, điều này có thể khiến viên pin đó hỏng.
Cách bảo quản pin máy bộ đàm
Nếu trong quá trình ta không sử dụng máy, ta nên bảo quản bằng cách sạc pin đầy và tháo pin rời thân máy trước khi bảo quản cất giữ, sau đó cứ mỗi tháng ta nên sạc lại đầy pin 01 lần.Pin không sử dụng trong một khoảng thời gian cần phải được sạc đầy trước khi sử dụng. Cũng vì lý do này mà các pin mới cần phải trải qua vài lần sạc – xả mới có thể đạt được mức dung lượng điện công bố.