1. Bình chữa cháy là gì
Bình chữa cháy là một thiết bị được sử dụng nhằm mục đích như cái tên của nó, đó là chữa cháy. Thiết bị này chỉ có tác dụng cao khi kiểm soát các đám cháy nhỏ. Trong các trường hợp khẩn cấp, đám cháy lớn ngoài tầm kiểm soát, ngọn lửa cao, diện tích bao phủ rộng, gây nguy hiểm
Thông thường, bình chữa cháy dạng hình trụ tròn có tay cầm, có van áp suất, bên trong có chứa các chất có khả năng dập tắt lửa
2. Các loại bình chữa cháy và cách nhận biết
Hầu hết các bình chữa cháy ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, phổ biến nhất là bình chữa cháy dạng bột và bình chữa cháy dạng khí CO2, ngoài ra còn có bình chữa cháy dạng bọt
Cách nhận biết, phân biệt các loại bình:
– Bình chữa cháy dạng bột:
+ Mã: Bình bột dạng BC có mã hàng bắt đầu bởi MFZ-4/8/35, bình ABC có mã bình MFZL-4/8/35 với ký tự là số ký bột bên trong bình tương ứng. Chất chữa cháy dạng bột khô (BC, ABC, AB) được đóng kín trong bình. Tùy từng loại bột mà sẽ có tác dụng chữa các đám cháy khác nhau. (A là chữ cháy chất rắn, B chữa cháy chất lỏng, C là chữa cháy chất khí, D&E chữa cháy điện)
Ví dụ: bột BC chữa các đám cháy loại B,C (đám cháy chất lỏng, khí), bột AB chữa đám cháy chất rắn, lỏng, … ABC – chữa cháy chất rắn, lỏng, khí, ABCE chữa được cả cháy điện
+ Đồng hồ đo áp lực: trên cổ bình có một cái đồng hồ để đo áp lực, do bên trong là bột khô và khí nén nên lại bình này hầu như đều có đồng hồ đo
+ Âm thanh của bình: do bên trong có chứa bột nên vỏ bình khi gõ một vật vào sẽ không phát ra âm thanh vang
+ Trọng lượng: bình bột có trọng lượng nhẹ, ví dụ như bình bột 4kg -> tổng trọng lượng chỉ khoảng 5.5kg-6kg
+ Đặc điểm: Sử dụng bình chữa cháy dạng bột, đám cháy dễ bùng phát lại sau khi đã dập tắt. Người sử dụng tuyệt đối không phun vào các thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ cao như máy tính, vì thành phần muối trong bột có thể làm hư hại các thiết bị này. Vì vậy, người dùng cần phải đọc, kiểm tra kỹ bình bột trước khi sử dụng
+ Hoạt động theo nguyên lý: làm ngạt, làm loãng nồng độ Oxy và hỗn hợp chất chát.
+ Tác dụng của bột chữa cháy: Bột chữa cháy tác dụng với nhiệt, sinh ra khí CO2, làm loãng nồng độ Oxy trong vùng cháy. Khi đám cháy không có đủ Oxy, đám cháy tự tắt và lớp bột phủ trên bề mặt tác nhân cháy (nhỏ)
+ Ngoài ra: dựa trên cách thức sử dụng, bình bột được phần thành 3 loại:
1) Bình chữa cháy lưu động là các loại bình chữa cháy xách tay gồm bình MFZ1, MFZ2, MFZ4 hay MFZ8 là các mẫu bình rất phổ biến ở Việt Nam
2) Bình bột chữa cháy cỡ lớn hay còn gọi là bình xe đẩy vì trọng lượng bình rất nặng. Khoảng 60kg toàn bình. Với dung tích lớn, bình xe đẩy có thể dập tắt các đám cháy lớn một cách an toàn, hiệu quả
3) Bình bột chữa cháy tự động là dạng bình cầu, tự động kích hoạt van khi nhiệt độ môi trường ngoài trên 70 độ C. Rất thích hợp cho các không gian kín, hep mà các phương thức chữa cháy khác khó tiếp cận
+ Ưu điểm của bình dạng bột:
1) Bình phù hợp trong các trường hợp đám cháy dầu mỏ và các chế phẩm sản phẩm như xăng, dầu hỏa, paraphin,…
2) Bột chữa cháy khó bị ẩm hay vón cục, thời gian bảo quản dài, an toàn
3) Bột chữa cháy không độc, an toàn với người, gia súc và môi trường xung quanh
4) Không nguy hiểm khi tiếp xúc vào người
5) Thời gian nạp lại bình nhanh và đơn giản
6) Tổng trọng lượng bình nhẹ, cơ động
7) Giá rẻ, chi phí tốt
+ Nhược điểm:
1) Bình chữa cháy dạng bột có thể dập tất hiệu quả đám cháy trên thiết bị điện tử tinh vi (nhạy – có độ chính xác cao), nhưng hóa chất cặn từ chất chữa cháy có thể làm hư hại nghiêm trọng thiết bị được bảo vệ (như đã nói trên)
2) Việc vệ sinh vất vả hơn sau khi sử dụng
3) Có khả năng tái phát lại nếu không đảm bảo đám cháy đã dập tắt hẳn
– Bình Chữa cháy dạng khí – CO2:
+ Mã: Bình khí CO2 cso mã binh là MT-3/5/24 với ký tự chữ là mã bình và ký hiệu số đuôi là kg khí nén trong bình.
+ Đồng hồ đo áp: Bình CO2 không có đồng đo áp vì khí CO2 hóa lỏng bên trong bình là hơi nước nên hồng hồ không đo được
+ Cách kiểm tra bình khí thông dụng là cân trọng lượng
+ Âm thanh: vì ở dạng khí nên khi gõ vào bình CO2 có tiếng vang của kim loại như leng keng hay boong boong.
+ Trọng lượng: Bình CO2 có trọng lượng rất nặng so với chất chữa cháy ví dụ bình CO2 3kg thì tổng trọng lượng bình lên đến 10.5kg-11kg
+ Bình CO2, khí CO2 được nén lỏng trong bình ở áp suất cao. Bình khí CO2 chữa được các đám cháy loại A,B,C và đặc biệt rất ký tưởng để chữa các đám cháy điện, điện tử
+ Bình CO2 chữa cháy theo nguyên lý làm ngạt và thu nhiệt: Khí CO2 nén lỏng ở nhiệt độ thấp trong bình sẽ làm loãng nồng độ O2 trong vùng cháy, khiến đám cháy không đủ O2 để cháy, đồng thời khi CO2 ở nhiệt độ cực thấp (-70 độ C) khi phun ra sẽ thu nhiệt xung quanh làm giảm nhiệt độ vùng cháy
+ Ưu điểm:
1) Chữa cháy nhanh, gọn, không ô nhiễm môi trường
2) Sử dụng hiệu quả đối với hầu hết các đám cháy thông thường hiện nay từ A, B, C, E
+ Nhược điểm:
1) Trọng lượng bình tương đối lớn
2) Có thể gây bỏng lạnh nếu phun trực tiếp vào cơ thể người
3) Không chữa đám cháy trong căn phòng kín mà không có lối thoát an toàn
– Bình chữa cháy dạng bọt: cũng như hai loại bình trên, bình bọt có khả năng chữa được hầu hết các đám cháy chất rắn, lỏng, khí như sơn, xăng,… nhưng không được sử dụng cho đám cháy dầu ăn
+ Nguyên lý chữa cháy: Bình chữa cháy dạng bọt hoạt động theo nguyên lý cách ly. Tức là bọt chữa cháy sẽ tạo một lớp màng phủ lên chất cháy để ngăn chặn O2 với vật cháy
+ Ưu điểm:
1) Bọt chữa cháy không độc hại, an toàn đối với người, gia súc và môi trường xung quanh
2) Ngăn chặn sự tái phát của đám cháy do phủ một lớp màng bọt khiến đám cháy không thể tiếp xúc với Oxy trong không khí
+ Nhược điêm:
1) Phải đảm bảo bọt phủ kín đám cháy mới có hiệu quả, do đó, lượng bọt sử dụng sẽ lớn
2) Giá thành không hề rẻ
3) Sản phẩm không thông dụng tại thị trường Việt Nam
3. Quy định chung về việc trang bị bình chữa cháy tại văn phòng, nhà xưởng, nhà trọ, cửa hàng,…
– Số lượng: tùy theo diện tích, kiến trúc và công năng của công trình mà có cách đặt bình chữa cháy cũng như số lượng khác nhau theo quy định về phòng cháy chữa cháy
Ví dụ: 1 văn phòng làm việc có mức độ cháy nổ trung bình
Kiến trúc: văn phòng có 3 lầu, diện thích sàn là 60-100 m2
Vói mỗi sàn 60-100m2 thì cần 2 bình chữa cháy và các thiết bị đi kèm gồm:
1 bình bộ BC/ACB 4kg
1 bình CO2 3kg
1 bảng tiêu lệnh nội quy PCCC
1 kệ đựng 2 bình chữa cháy
1 văn bản Nội quy PCCC có chữ ký thủ trưởng đơn vị
4. Vị trí đặt bình chữa cháy đúng cách
Việc lắp đặt, bố trí bình chữa cháy đúng cách sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình, nâng cao tuổi thọ bình, thuận tiện trong quá trình thao tác, sử dụng
– Đặt bình ở cạnh lối đi hoặc những nơi dễ nhìn thấy và dễ thao tác cầm nắm lấy bình khi có sự cố cháy nổ
Ví dụ: Ngay góc tường, cạnh cửa chính ra vào, ngay góc vuông cầu thang bộ giữa các tầng, dọc hành lang cầu thang bộ, ngoài cửa phòng kho
– Những nơi nên tránh đặt bình chữa cháy: tuyệt đối không đặt bình ở nơi quá khuất như phòng kín khóa trái cửa, góc tối cầu thang, kho và bị che mất bởi vật dụng đồ đạc khác,… vì khi bố trí bình chữa cháy sai cách như vậy sẽ dẫn đến tường hợp khi có sự cố cháy, không biết vị trí bình đang ở đâu để sử dụng, hoặc mất thời gian trong việc đi lấy, hoặc có nhưng không thể sử dụng do không có khóa để mở cửa
– Có thể sử dụng giá treo bình chữa cháy để tiết kiệm không gian, bình chữa cháy được treo cùng nhau thuận tiện khi sử dụng, tránh va chạm