NGHỊ ĐỊNHQuy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện___________________________CHÍNH PHỦCăn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;Để thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội;Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,NGHỊ ĐỊNH:Chương IQUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện sau đây:a) Sản xuất con dấu;b) Sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên);c) Sản xuất, kinh doanh, sửa chữa công cụ hỗ trợ, sửa chữa súng săn; sản xuất pháo hoa;d) Cho thuê lưu trú; cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng;đ) Hoạt động in;e) Dịch vụ cầm đồ;g) Kinh doanh karaoke; vũ trường; xoa bóp (massage, tẩm quất);h) Trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; kinh doanh casino;i) Dịch vụ đòi nợ.2. Căn cứ vào tình hình, yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trong từng thời kỳ, Bộ Công an có trách nhiệm báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự cho phù hợp.Điều 2. Đối tượng áp dụng1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thuộc mọi thành phần kinh tế.2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đăng ký, thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự.Điều 3. Tổ chức, cá nhân không được thành lập, quản lý doanh nghiệp và trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự1. Tổ chức, cá nhân mà Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp, cấm thực hiện các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự.2. Người chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người nghiện ma túy.3. Người đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.4. Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, bị phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; được tạm hoãn đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.5. Người có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội do lỗi cố ý có mức án từ 10 năm trở lên hoặc các tội khác liên quan trực tiếp đến ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mà chưa được xóa án tích; người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.Chương IIĐIỀU KIỆN KINH DOANH, THỦ TỤC CẤP GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰĐiều 4. Điều kiện kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự1. Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đại diện hợp pháp theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự phải có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này.2. Cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.3. Chỉ các cá nhân, tổ chức Việt Nam ở trong nước mới được sản xuất con dấu. Chỉ các cơ sở của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân mới được sản xuất, kinh doanh sửa chữa công cụ hỗ trợ và sửa chữa súng săn.4. Địa điểm kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự không nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật.Điều 5. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự1. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự bao gồm:a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;b) Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trừ hộ gia đình kinh doanh chưa được cấp giấy chứng nhận này); Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (đối với chi nhánh doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký thuế (đối với các tổ chức sự nghiệp có thu);c) Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy;d) Bản khai lý lịch của những người quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này (có dán ảnh và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp). Nếu là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản khai nhân sự, bản photocopy hộ chiếu, bản photocopy thẻ cư trú (xuất trình bản chính để kiểm tra).2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có thẩm quyền phải hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đủ điều kiện thì cơ quan Công an phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.3. Phí, lệ phí cấp, đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.Điều 6. Quản lý, sử dụng, đổi, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự1. Người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự có trách nhiệm quản lý Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, mua bán, cho mượn, cho thuê Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.2. Khi cơ sở kinh doanh bị phá sản hoặc không kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự thì Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự không còn giá trị sử dụng; trường hợp ngừng hoạt động thì trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày ngừng hoạt động, phải nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ quan Công an đã cấp giấy đó; trường hợp tạm ngừng hoạt động, phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an nơi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự biết về lý do, thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.3. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự bị mất, hỏng; cơ sở kinh doanh có sự thay đổi về tên gọi, người đứng đầu, người đại diện hợp pháp theo pháp luật hoặc thay đổi địa điểm, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì cơ sở kinh doanh phải làm văn bản đề nghị (kèm theo các tài liệu chứng minh sự cần thiết phải đổi lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự) gửi cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận mới.4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự bị thu hồi khi cơ sở kinh doanh có một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;b) Vi phạm nghiêm trọng trong việc chấp hành các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự;c) Vi phạm các điều kiện về an ninh, trật tự, đã bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 lần trở lên trong 12 tháng, đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản yêu cầu khắc phục nhưng không chấp hành hoặc bị khởi tố, điều tra về hình sự theo quy định của pháp luật.Điều 7. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự1. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, phòng độc, vệ sinh môi trường, về đảm bảo về trật tự, an toàn công cộng và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong hoạt động kinh doanh.2. Trong thời hạn 10 ngày trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Công an xã, phường, thị trấn nơi tiến hành hoạt động kinh doanh biết thời gian bắt đầu hoạt động.3. Phải duy trì và bảo đảm thực hiện đúng các điều kiện về an ninh, trật tự trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.4. Có trách nhiệm phát hiện và kịp thời báo cho cơ quan Công an về các vụ việc hoặc nghi vấn có liên quan đến an ninh, trật tự trong quá trình kinh doanh.5. Thực hiện đúng chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê và nộp thuế theo quy định của pháp luật; chế độ báo cáo định kỳ về tình hình an ninh, trật tự trong hoạt động kinh doanh với cơ quan Công an có thẩm quyền.6. Chấp hành nghiêm chỉnh sự hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Chương IIITRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG TRONG QUẢN LÝ KINH DOANH NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰĐiều 8. Trách nhiệm của Bộ Công anChịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:1. Thống nhất quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Nghị định này trên phạm vi cả nước.2. Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm an ninh, trật tự trong hoạt động kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.3. Quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, đổi, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; chế độ thông tin, báo cáo việc thực hiện các quy định về an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.4. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ an ninh, trật tự cho lực lượng bảo vệ của các cơ sở kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.5. Hướng dẫn lực lượng Công an các cấp kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện.Điều 9. Trách nhiệm của Bộ Tài chínhChủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy định mức thu phí, lệ phí và quản lý, sử dụng phí, lệ phí liên quan đến ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.Điều 10. Trách nhiệm của các Bộ, ngànhCác Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an để quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấpThực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo thẩm quyền và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công an theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.Chương IVĐIỀU KHOẢN THI HÀNHĐiều 12. Hiệu lực thi hànhNghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2009 và thay thế Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.Điều 13. Áp dụng pháp luật đối với cơ sở kinh doanh đã hoạt động từ trước ngày Nghị định này có hiệu lựcCác tổ chức, cá nhân đang hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 có đủ điều kiện theo quy định của Nghị định này, vẫn được tiếp tục hoạt động; trường hợp không đủ các điều kiện theo quy định của Nghị định này thì trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định này.Điều 14. Hướng dẫn thi hành và trách nhiệm thi hành1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm quy định cụ thể và hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này.2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. |