Corona là một họ virus lớn, bao gồm một số chủng có khả năng gây bệnh và lây nhiễm từ động vật sang người, một số khác thì chỉ xâm nhiễm và tồn tại ở các loài động vật như lạc đà, mèo, dơi.
Virus Corona có khả năng gây bệnh cho động vật, sau đó tiến hóa để lây sang người, rồi từ người lây sang người như: Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) và hội chứng hô hấp cấp nặng (SARS), và hiện nay một chủng mới xuất hiện đầu tiên ở người và có khả năng lây lan nhanh giữa người với người là dịch nCoV. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
2. Nguồn lây nhiễm nCoV
Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hưng – Phó Viện trưởng kiêm Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học Viện Nghiên cứu Tế bào gốc & công nghệ gen Vinmec dịch và tổng hợp từ các nguồn: CDC, WHO, ECDC.
Virus corona là một betacoronavirus, có nguồn gốc từ vật chủ là loài dơi. Virus này là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo, dơi. Trong khi, SARS là một loại corona khác bắt nguồn từ cầy hương, MERS cũng là một loại corona lây nhiễm cho người bắt nguồn từ lạc đà
3. Cách thức lây lan nCoV
Lây từ người sang người qua tiếp xúc gần (khoảng 2m) với người bệnh, qua đường nước bọt do ho, hắt hơi như cúm thông thường. Nước bọt bắn vào miệng hoặc mũi hoặc hít phải vào phổi
Virus có thể lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
Thông thường, với hầu hết các loại virus lây lan qua đường hô hấp, người dễ lây nhất là người đang trong tình trạng có triệu chứng cao nhất (bệnh nặng nhất). Tuy nhiên, với nCoV đã có trường hợp lây do tiếp xúc với người bệnh bị nhiễm mà không có triệu chứng.
Cần lưu ý rằng khả năng lây lan từ người sang người của các loại virus khác nhau là khác nhau. Một số virus lây rất nhanh như sởi, nhưng cũng có loại khó lây hơn
NcoV là chủng mới, hiện khả năng lây truyền từ người sang người, mức độ nghiêm trọng và các đặc trưng khác của chúng vẫn đang được nghiên cứu
Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hưng – Phó Viện trưởng kiêm Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học Viện Nghiên cứu Tế bào gốc & công nghệ gen Vinmec dịch và tổng hợp từ các nguồn: CDC, WHO, ECDC. – Nguồn Vinmec.
4. Các triệu chứng
Trường hợp bị nhiễm bệnh được xác nhận xuất hiện rất ít các triệu chứng của bệnh, thậm chí không có bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên, vẫn có một số biểu hiện như sốt, ho, khó thở. Khi khởi phát, bệnh diễn tiến rất nhanh và gây viêm phổi nặng, suy hô hấp và tử vong, đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc bệnh mạn tính và có hệ miễn dịch suy giảm
5. Virus nCoV ủ bệnh bao lâu
Cho tới nay, các triệu chứng của virus nCoV có thể xuất hiện ít nhất sau 2-14 người sau khi tiếp xúc với người bệnh
6. Cách phòng ngừa nCoV
Tránh đi lại, du lịch nếu đang có sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ. Đồng thời, chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.
Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
Khi ho, hắt hơi hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay sạch sẽ.
Nếu thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch cần thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt, ô tô và tìm đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Chỉ sử dụng các loại thực phẩm chín.
Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Tránh tiếp xúc gần với các động vật nuôi hoặc hoang dã.
Đeo khẩu trang khi đi đến chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.
7. Bộ y tế hướng dẫn cách phòng ngừa virus nCoV
Rửa tay thường xuyên
Rửa tay bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây
Rửa tay ngay sau khi ho, hắt hơi, sau khi tháo khẩu trang, sau khi chăm sóc người bệnh/ nghi nhiễm bệnh, sau khi tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, họng, ho hắt hơi của người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, trước khi ăn và trước khi chế biến thực phẩm, sau khi tiếp xúc với động vật, hoặc chất thải của động vật, sau khi đi vệ sinh
Khi không có xà phòng và nước sạch, có thể rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng kết hợp với các biện pháp vệ sinh hô hấp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh vật dụng, dụng cụ và sử dụng khẩu trang đúng cách.
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Sử dụng thớt và dao riêng để chế biến đồ tươi sống khi nấu ăn
Rửa tay sạch khi chế biến, xử lý thực phẩm tươi sống và đồ ăn chín
Không ăn thịt động vật ốm hoặc chết
Đeo khẩu trang đúng cách
Với khẩu trang vải thông thường
Mũi và miệng phải được che kín
Khi đang đeo khẩu trang không được sờ tay vào
Không tháo khẩu trang bằng cách cầm vào, nên tháo dây đeo
Thường xuyên giặt khẩu trang bằng xà phòng, phơi dưới nắng mặt trời
Đối với khẩu trang y tế thông thường
Đeo mặt xanh ra ngoài, mặt trắng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên
Đảm bảo mũi và miệng được che kín
Không cầm sờ, đụng, tháo trên bề mặt khẩu trang
Tháo khẩu trang bằng cách cầm dây đeo tháo ra
Bỏ vào thùng rác ngay sau khi sử dụng
Rửa tay ngay sau khi tháo khẩu trang
8. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến virus corona
Mặc dù khả năng sinh tồn của corona trong điều kiện nhiệt độ bị hạn chế. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có thông tin chính thức cho biết virus chết ở nhiệt độ bao nhiêu.
Nhìn chung, virus corona sống ở nơi có nhiệt độ thấp và ẩm, thích hợp nhất là dưới 25 độ C – đặc tính chung cho cả dòng
9. Phòng chống corona trong công tác bảo vệ
Để kiểm soát dịch bệnh và phát hiện sớm, tránh lây lan rộng trong mục tiêu, Công ty Thăng Long triển khai các biện pháp cần thiết: đeo khẩu trang, đo thân nhiệt cho luồng người ra vào mục tiêu